AICA Đồng Nai - Doanh nghiệp dẫn đầu trong một số lĩnh vực của ngành Chất kết dính tại Việt Nam

Thiếu FSC, khó mở rộng thị trường đồ gỗ

Tính đến tháng 1/2008, VN đã có 148 chứng chỉ FSC-CoC, đứng thứ ba châu Á sau Nhật Bản và Trung Quốc, nhiều hơn tổng số chứng chỉ này của các nước ASEAN cộng lại. Nhưng như thế còn quá ít so với khoảng 1.500 DN tham gia sản xuất sản phẩm gỗ.
Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Việt Nam (VFTN) trực thuộc Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Toàn cầu (GFTN) là một trong những tổ chức giúp các DN chế biến gỗ đạt được tiêu chuẩn FSC và hỗ trợ tìm thị trường. Ông Lê Khắc Côi, Điều phối viên VFTN cho biết sẵn lòng cập nhật cho DN các nguồn gỗ hợp pháp từ những khu rừng được quản lý bền vững. Ông khuyến khích DN và các chủ rừng tại VN tham gia VFTN để tiếp cận 400 công ty kinh doanh và chế xuất lâm sản ở 30 nước thành viên GFTN.

Người tiêu dùng trên thế giới, nhất là ở hai thị trường châu Âu và Mỹ ngày nay chỉ sử dụng sản phẩm khi biết chắc rằng nó được tạo ra không phải từ việc phá rừng. Vì vậy, muốn giữ vững thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp (DN) phải có nguồn nguyên liệu gỗ rõ ràng, đạt chứng chỉ FSC để tạo lợi thế cạnh tranh. Việc phát triển trồng rừng cũng được Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Việt Nam (VFTN) đặt ra với ngành chế biến gỗ.

Các DN chế biến gỗ sẽ chọn gỗ có chứng chỉ FSC khi làm hàng xuất khẩu

FSC là viết tắt tên của Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế và cũng là một loại chứng chỉ rừng do chính hội đồng này quản lý. Trong đó, hai chứng nhận quan trọng là FSC- FM (nguyên liệu gỗ có xuất xứ từ những vùng rừng được phát triển bền vững) và FSC-CoC (chuỗi khai thác, chế biến đến thành phẩm, xác định nguyên liệu từ rừng đã được quản lý tốt, kết nối trong quy trình sản xuất).

Tính đến tháng 1/2008, VN đã có 148 chứng chỉ FSC-CoC, đứng thứ ba châu Á sau Nhật Bản và Trung Quốc, nhiều hơn tổng số chứng chỉ này của các nước ASEAN cộng lại. Nhưng như thế còn quá ít so với khoảng 1.500 DN tham gia sản xuất sản phẩm gỗ.

Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Việt Nam (VFTN) trực thuộc Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Toàn cầu (GFTN) là một trong những tổ chức giúp các DN chế biến gỗ đạt được tiêu chuẩn FSC và hỗ trợ tìm thị trường. Ông Lê Khắc Côi, Điều phối viên VFTN cho biết sẵn lòng cập nhật cho DN các nguồn gỗ hợp pháp từ những khu rừng được quản lý bền vững. Ông khuyến khích DN và các chủ rừng tại VN tham gia VFTN để tiếp cận 400 công ty kinh doanh và chế xuất lâm sản ở 30 nước thành viên GFTN.

Đến nay, VFTN đã có 7 thành viên gồm Công ty đồ gỗ Đại Thành, Công ty kinh doanh gỗ Thanh Hòa, Công ty chế biến gỗ Scancom VN (100% vốn Đan Mạch), Công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty kinh doanh và dịch vụ Đông Bắc, Công ty gỗ Trần Đức và một chủ rừng. Doanh số hàng năm của 7 DN này khoảng 200 triệu USD. Dự tính vào năm 2012, VFTN sẽ có ít nhất 30 thành viên. Vào tháng 3 này, VFTN đăng cai Hội nghị toàn cầu của GFTN để thiết lập quan hệ cho DN VN mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ.

Việc phát triển trồng rừng cũng được các DN đặt ra cho ngành chế biến gỗ VN đang tăng trưởng mạnh. Nguồn gỗ trong nước không đủ cho nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và cũng chưa có chứng chỉ FSC-FM; trong khi theo yêu cầu của châu Âu và Mỹ, phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ có nguồn gốc.

Theo ông Võ Trường Thành, Tổng Giám đốc Công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, ngành đồ gỗ Việt Nam tăng đều xuất khẩu hàng năm, nhưng nhập khẩu đến 85% nguyên liệu. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, sẽ có nguy cơ sa sút khi giá nhập khẩu gỗ và chi phí vận chuyển đều tăng.

Trường Thành đã đầu tư trồng rừng và mua lại những rừng cũ 6 – 7 năm tuổi, cho phép khai thác trong 2, 3 năm tới, tổng cộng khoảng 50.000 ha tại Đắc Lắc, Đắc Nông và Phú Yên. Như vậy đến năm 2010, Trường Thành đã có thể chủ động 50% nguyên liệu và sau đó 7 – 8 năm, không những cung cấp 100% nguyên liệu cho sản xuất mà còn có khả năng đáp ứng 15% nhu cầu nguyên liệu cho các đơn vị bạn.

So sánh giữa khối lượng gỗ đưa vào sản xuất với khối lượng gỗ nhập khẩu

So sánh kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ với kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu và phụ liệu

FSC là viết tắt tên của Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế và cũng là một loại chứng chỉ rừng do chính hội đồng này quản lý. Trong đó, hai chứng nhận quan trọng là FSC- FM (nguyên liệu gỗ có xuất xứ từ những vùng rừng được phát triển bền vững) và FSC-CoC (chuỗi khai thác, chế biến đến thành phẩm, xác định nguyên liệu từ rừng đã được quản lý tốt, kết nối trong quy trình sản xuất).

Tính đến tháng 1/2008, VN đã có 148 chứng chỉ FSC-CoC, đứng thứ ba châu Á sau Nhật Bản và Trung Quốc, nhiều hơn tổng số chứng chỉ này của các nước ASEAN cộng lại. Nhưng như thế còn quá ít so với khoảng 1.500 DN tham gia sản xuất sản phẩm gỗ.
Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Việt Nam (VFTN) trực thuộc Mạng lưới Kinh doanh Lâm sản Toàn cầu (GFTN) là một trong những tổ chức giúp các DN chế biến gỗ đạt được tiêu chuẩn FSC và hỗ trợ tìm thị trường. Ông Lê Khắc Côi, Điều phối viên VFTN cho biết sẵn lòng cập nhật cho DN các nguồn gỗ hợp pháp từ những khu rừng được quản lý bền vững. Ông khuyến khích DN và các chủ rừng tại VN tham gia VFTN để tiếp cận 400 công ty kinh doanh và chế xuất lâm sản ở 30 nước thành viên GFTN.

Đến nay, VFTN đã có 7 thành viên gồm Công ty đồ gỗ Đại Thành, Công ty kinh doanh gỗ Thanh Hòa, Công ty chế biến gỗ Scancom VN (100% vốn Đan Mạch), Công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty kinh doanh và dịch vụ Đông Bắc, Công ty gỗ Trần Đức và một chủ rừng. Doanh số hàng năm của 7 DN này khoảng 200 triệu USD. Dự tính vào năm 2012, VFTN sẽ có ít nhất 30 thành viên. Vào tháng 3 này, VFTN đăng cai Hội nghị toàn cầu của GFTN để thiết lập quan hệ cho DN VN mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ.
Việc phát triển trồng rừng cũng được các DN đặt ra cho ngành chế biến gỗ VN đang tăng trưởng mạnh. Nguồn gỗ trong nước không đủ cho nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và cũng chưa có chứng chỉ FSC-FM; trong khi theo yêu cầu của châu Âu và Mỹ, phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ có nguồn gốc.
Theo ông Võ Trường Thành, Tổng Giám đốc Công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, ngành đồ gỗ Việt Nam tăng đều xuất khẩu hàng năm, nhưng nhập khẩu đến 85% nguyên liệu. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, sẽ có nguy cơ sa sút khi giá nhập khẩu gỗ và chi phí vận chuyển đều tăng.

Trường Thành đã đầu tư trồng rừng và mua lại những rừng cũ 6 – 7 năm tuổi, cho phép khai thác trong 2, 3 năm tới, tổng cộng khoảng 50.000 ha tại Đắc Lắc, Đắc Nông và Phú Yên. Như vậy đến năm 2010, Trường Thành đã có thể chủ động 50% nguyên liệu và sau đó 7 – 8 năm, không những cung cấp 100% nguyên liệu cho sản xuất mà còn có khả năng đáp ứng 15% nhu cầu nguyên liệu cho các đơn vị bạn.

NGỌC VÂN

Nguồn : Doanhnhansaigon